Phải làm sao khi thường xuyên bị mệt mỏi đau đầu?

Phải làm sao khi thường xuyên bị mệt mỏi đau đầu?

Phải làm sao khi thường xuyên bị mệt mỏi đau đầu?

08:19 - 23/07/2022

 
 
Mệt mỏi đau đầu là tình trạng nhiều người gặp phải làm ảnh hưởng tới công việc và thói quen sống hàng ngày. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới tình trạng này và giải pháp khắc phục.

Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều vẫn không khỏi
5 thói quen ăn sáng làm chậm quá trình lão hóa
10 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO Ở TUỔI 14 HIỆU QUẢ CHO CẢ NAM VÀ NỮ
5 cách tự nhiên tăng cường sức khỏe trí não
8 chỉ số liên quan đến sức khỏe mà ai cũng nên biết

Tìm hiểu mệt mỏi là gì?

Bất cứ ai cũng từng ít nhất một lần cảm thấy mệt mỏi trong một thời điểm nào đó. Mệt mỏi rất khó xác định ngay cả đối với các chuyên gia y tế. Có hai dạng:
  • Mệt mỏi về thể chất: Khi bạn gặp phải khó khăn khi bắt đầu làm việc hoặc duy trì các thói quen sống hàng ngày.
  • Mệt mỏi về tinh thần: Ảnh hưởng tới tinh thần, nghĩa là bạn gặp khó khăn khi tập trung, ghi nhớ hoặc ổn định cảm xúc.
Các chuyên gia y tế thường đưa ra các thuật ngữ chuyên môn để mô tả sự mệt mỏi thay thế, như buồn ngủ, yếu cơ, mất sức, thiếu năng lượng và mất hứng thú.

>> Xem thêm Suy nhược cơ thể là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị

Chứng đau nửa đầu

mệt mỏi đau đầu
Chứng đau nửa đầu thường do căng thẳng gây ra
 
Theo Viện Quốc gia về rối loạn thần kinh và đột quỵ Hoa Kỳ, chứng đau nửa đầu là một loại đau đầu rất phổ biến có ảnh hưởng tới 12% dân số nước này. Các triệu chứng bao gồm: đau nhói hoặc đau theo nhịp ở một bên đầu, buồn nôn, nôn mửa và nhạy cảm với ánh sáng, tiếng ồn và mùi. 
 
Nếu không được điều trị, cơn đau nửa đầu có thể kéo dài vài giờ hoặc lâu nhất là ba ngày. Người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi hơn sau khi bị đau nửa đầu.
 
Nguyên nhân dẫn tới chứng đau nửa đầu thường là do căng thẳng gây ra. Ngoài ra ăn một số loại thực phẩm, ăn không đúng giờ, say nắng và mất nước cũng là những yếu tố nguy cơ dẫn tới đau nửa đầu.

>> Xem thêm Nhận biết chứng bệnh đau đầu kinh niên và cách điều trị

Mối liên quan giữa mệt mỏi đau đầu

mệt mỏi đau đầu
Mệt mỏi có thể là triệu chứng của nhiều bệnh khác nhau
 
Mệt mỏi là một triệu chứng phổ biến của rất nhiều loại bệnh khác nhau như đau cơ, hội chứng mệt mỏi mãn tính, bệnh lupus, trầm cảm, bệnh tuyến giáp và ngưng thở khi ngủ.
 
Tình trạng mệt mỏi cũng thường xuất hiện ở những người bị đau đầu thường xuyên. Các chuyên gia nghiên cứu cũng phát hiện ra mối liên hệ giữa hai triệu chứng mệt mỏi đau đầu.
 
Một nghiên cứu đã chứng minh có tới 70% người bị đau đầu cảm thấy mệt mỏi. Một nghiên cứu khác lại nhận thấy có tới 84% người mệt mỏi mắc phải chứng đau nửa đầu mãn tính.
 
Những người mắc phải hội chứng mệt mỏi mãn tính – một tình trạng bệnh lý đặc trưng bởi hiện tượng mệt mỏi kéo dài ít nhất sáu tháng cùng với các triệu chứng tương tự cảm cúm và rối loạn chức năng nhận thức, cũng có tỷ lệ mắc chứng đau nửa đầu cao hơn, có thể kèm theo hoa mắt chóng mặt hoặc không.
 
Đau đầu và mệt mỏi thường xảy ra cùng nhau và mệt mỏi có thể là dấu hiệu báo trước cơn đau đầu. Khi cảm thấy mệt mỏi có thể cảnh báo cơn đau nửa đầu kèm hoa mắt chóng mặt có thể xảy ra.

>> Xem thêm Người mệt mỏi chán ăn phải làm sao để ăn ngon miệng trở lại?

Nguyên nhân khác dẫn tới đau đầu mệt mỏi và giải pháp khắc phục

Đau đầu không phải lúc nào cũng là nguyên nhân dẫn tới mệt mỏi. Đôi khi việc xuất hiện đồng thời cả hai triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý sau:

Viêm mũi dị ứng 

mệt mỏi đau đầu
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra mệt mỏi đau đầu
 
Người bị viêm mũi dị ứng có thể dẫn tới tình trạng đau đầu mệt mỏi. Tuy nhiên, viêm mũi dị ứng hoàn toàn có thể dễ dàng điều trị và kiểm soát được. Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và tìm hiểu tiền sử dị ứng. 
 
Một cách khác để giảm các triệu chứng viêm mũi dị ứng (gồm cả đau đầu mệt mỏi) là thực hiện các bước để tránh chất gây dị ứng, khó chịu. Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc:
  • Nhỏ thuốc steroid qua mũi
  • Thuốc kháng histamine đường uống
  • Thuốc kháng histamine nhỏ mũi
  • Bổ sung leukotriene – chống dị ứng

Thiếu máu dẫn tới mệt mỏi

mệt mỏi đau đầu
Thiếu máu do thiếu sắt khá thường gặp
 
Thiếu máu do thiếu sắt là tình trạng rất phổ biến trên toàn cầu. Đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, thiếu máu là nguyên nhân phổ biến gây mệt mỏi. Đặc biệt là những người có chu kỳ kinh nguyệt ra nhiều, có u xơ tử cung hoặc polyp tử cung.
 
Thiếu máu là không có đủ hồng cầu. Nguyên do có thể là từ bệnh lý hoặc một số vấn đề về sức khỏe. Sử dụng một số loại thuốc chống viêm không steroid như ibuprofen hoặc aspirin có thể gây ra thiếu máu. Một số nguyên nhân khác như thiếu sắt, thiếu axit folic, vitamin B12 cũng gây ra thiếu máu.
 
Để chẩn đoán thiếu máu, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm máu. Nếu thị thiếu máu do thiếu sắt bạn có thể cần bổ sung sắt trong quá trình điều trị. Ngoài ra bạn có thể thêm một số thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn như:
  • Rau bina
  • Bông cải xanh
  • Thịt đỏ
Nên bổ sung thêm vitamin C trong bữa ăn để giúp hấp thu sắt tốt hơn, cải thiện các triệu chứng thiếu máu.

Nhiễm vi khuẩn, vi rút dẫn tới mệt mỏi đau nhức người

mệt mỏi đau đầu
Covid-19 gây ra tình trạng mệt mỏi đau đầu kéo dài
 
Các triệu chứng: mệt mỏi, sốt, đau nhức đầu hoặc đau mỏi toàn thân.
 
Mệt mỏi có thể là một triệu chứng khi bị nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, cơ thể sẽ xuất hiện một số các triệu chứng khác như sốt, đau nhức đầu hoặc đau toàn thân, khó thở hoặc chán ăn.
 
Những bệnh nhiễm trùng có thể gây mệt mỏi gồm:
  • Cảm cúm
  • Bệnh Covid-19
  • Tăng bạch cầu đơn nhân
  • Viêm gan
  • Nhiễm HIV
  • Nhiễm virut cự bào
  • Viêm phổi
Điều trị nhiễm trùng mục tiêu là giúp giảm mệt mỏi cho người bệnh. Tuy nhiên, một số loại bệnh nhiễm trùng như Covid-19 có thể dẫn tới mệt mỏi kéo dài ngay cả khi đã khỏi bệnh.

>> Xem thêm Giải quyết nhanh tình trạng mệt mỏi đau nhức khắp người

Rối loạn giấc ngủ dẫn tới mệt mỏi đau đầu

Các triệu chứng: mệt mỏi, cảm thấy kiệt sức, ngủ ngáy, đau đầu.
 
Rối loạn giấc ngủ là một nhóm các tình trạng làm gián đoạn, ngăn cản giấc ngủ thông thường. Khi gặp phải tình trạng này sẽ ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Do vậy, nên để ý tới các dấu hiệu và triệu chứng bệnh.
 
Một số loại rối loạn giấc ngủ phổ biến:
  • Ngưng thở khi ngủ: Tình trạng dừng thở trong vài giây trong khi đang ngủ. Hệ quả dẫn tới giảm lưu lượng oxy lưu thông trong máu, ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của tim và não.
  • Mất ngủ: Không thể ngủ hoặc trằn trọc suốt đêm.
  • Rối loạn hành vi giấc ngủ: Nói trong khi ngủ, vung tay, thậm chí đi bộ (mộng du).
Người bị rối loạn giấc ngủ khiến cơ thể mệt mỏi đau đầu sau khi tỉnh dậy thì nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ sẽ tìm ra một số yếu tố nguy cơ hay nguyên nhân gây bệnh để đưa ra phương pháp khắc phục.
 
Nếu bạn đang bị thừa cân thì bác sĩ có thể sẽ khuyên giảm cân. Đối với người hút thuốc lá thì nên cân nhắc bỏ thuốc lá. Bởi cả 2 tình trạng béo phì và hút thuốc đều là yếu tố nguy cơ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ. 
 
Nên nằm nghiêng thay vì nằm ngửa để giúp ngăn chặn chứng ngưng thở khi ngủ.

TPBVSK Minh Trí Đan - Bồi bổ khí huyết giúp khắc phục tình trạng mệt mỏi đau đầu hiệu quả

Đối với người thường xuyên bị đau đầu mệt mỏi do thiếu máu hay mất ngủ thì TPBVSK Minh Trí Đan là một sự lựa chọn hoàn hảo để dứt điểm tình trạng này. 
 
Kết hợp từ 4 loại thảo dược quý, bài thuốc giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường thể lực, hỗ trợ hoạt huyết giúp tăng cường tuần hoàn não, làm tan cục máu đông, cải thiện thiểu năng tuần hoàn não và giảm di chứng sau tai biến mạch máu não do tắc mạch. Chính vì thế, sử dụng ngay 1 liệu trình tình trạng đau đầu người mệt mỏi sẽ giảm dần. Để hiểu quả lâu dài bạn phải duy trình một lối sống lành mạnh như: ăn uống đúng cách, tập thể dục thường xuyên và giữ cho tinh thần luôn trong tình trạng thư thái, thỏa mái.
Đào Tâm
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại
Link báo gốc: https://cuocsong.giaoducthoidai.vn/phai-lam-sao-khi-thuong-xuyen-bi-met-moi-dau-dau-