Ngồi điều hòa gây ho ngứa họng uống thuốc gì?

Ngồi điều hòa gây ho ngứa họng uống thuốc gì?

Ngồi điều hòa gây ho ngứa họng uống thuốc gì?

08:34 - 25/07/2022

Ho và ngứa rát họng khi sử dụng điều hòa là tình trạng phổ biến ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Bạn có biết ngứa họng uống thuốc gì để nhanh khỏi và tránh tái phát?

Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều vẫn không khỏi
5 thói quen ăn sáng làm chậm quá trình lão hóa
10 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO Ở TUỔI 14 HIỆU QUẢ CHO CẢ NAM VÀ NỮ
5 cách tự nhiên tăng cường sức khỏe trí não
8 chỉ số liên quan đến sức khỏe mà ai cũng nên biết

Vì sao sử dụng điều hòa nhiều gây ho ngứa rát họng?

Trong điều kiện hô hấp và trao đổi khí môi trường xung quanh, bên trong khoang miệng của mỗi người chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ở nhiệt độ và điều kiện bình thường thì các loại vi khuẩn này khó sinh sôi và phát triển được. Tuy nhiên trong điều kiện môi trường với độ ẩm khô cộng với nhiệt độ lạnh như khi sử dụng điều hòa, sức đề kháng của cơ thể sẽ bị suy giảm, đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp và gây đau họng, ngứa họng.
 
Nhiều người thường có thói quen để nhiệt độ rất thấp để nhanh chóng cảm thấy mát nên thường xuyên bật máy lạnh ở 16 độ C. Nhiệt độ này có thể khiến cơ thể bị nhiễm lạnh, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ. Đó chính là lý do vì sao tỷ lệ trẻ mắc bệnh về đường hô hấp, viêm họng vào mùa hè tăng cao.
 
Ngoài ra, các cơn đau họng thường xuất hiện vào sáng sớm, ngay khi vừa thức dậy là do đêm ngủ bị nhiễm lạnh, ngủ há miệng dẫn đến viêm họng. 
 
Bên cạnh đó, ho, ngứa họng cũng có thể do bộ phận lọc của điều hòa bị nấm mốc, bám bụi do không được bảo dưỡng và làm sạch định kỳ. 

>> Xem thêm Bị đau họng uống mật ong không khỏi nên làm gì?
 
ngứa họng uống thuốc gì
Lưu ý bảo dưỡng và vệ sinh điều hòa định kỳ

Nhận biết tình trạng ho ngứa rát họng khi dùng điều hòa

Trước hết cần phân biệt đau họng do dùng điều hòa với các nguyên nhân khác. 
Để xác định chính xác, cần lưu ý: 
  • Trước khi ở trong phòng máy mạnh, biểu hiện của cơ thể đều bình thường
  • Ngay sau khi sử dụng điều hòa, đặc biệt là khi để luồng điều hòa phả thẳng vào mặt, cổ, sau gáy, thì có cảm giác khô mũi, khô họng rồi đau rát dọc theo sống mũi lan xuống họng, có thể kèm theo hắt hơi.
Nếu cơn đau họng của bạn có đặc điểm trên thì có thể xác định nguyên nhân là do điều hòa. Ngược lại, nếu cơn đau họng của bạn không diễn tiến như trên, mà kèm theo sốt, đau rát cổ họng, khó nuốt, không muốn ăn… thì có thể do nguyên nhân khác gây ra. Việc xác định chính xác nguyên nhân sẽ giúp tìm ra biện pháp khắc phục hiệu quả.

>> Xem thêm Đau họng khi nuốt: Triệu chứng điển hình của nhiều căn bệnh

Các biện pháp điều trị ngứa họng khi dùng điều hòa

1. Biện pháp dân gian 

Tình trạng ho ngứa họng khi dùng điều hòa thường có thể tự khỏi trong vòng 1 tuần nếu như hạn chế được việc sử dụng điều hòa trong giai đoạn bệnh. Tuy nhiên việc này khá phiền phức nhất là khi người bệnh thường bắt buộc phải sử dụng điều hòa như khi làm việc tại văn phòng hay sinh hoạt ở không gian chung trong nhà. Có một số biện pháp dân gian có thể giúp giảm tình trạng này, bao gồm:

Dùng gừng tươi

Sử dụng gừng tươi là một trong những mẹo chữa ho ngứa cổ họng quen thuộc được áp dụng từ lâu. Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay nồng và tính ấm với nhiều công dụng như tán hàn, tiêu viêm, giảm ho, nhuận phế. Ngoài ra, lượng lớn tinh dầu và Zingiberol trong gừng tươi giúp ức chế prostaglandin – một chất trung gian gây viêm nhiễm niêm mạc đường hô hấp. Do đó, gừng thường được dùng để trị triệu chứng hô hấp do dị ứng như nghẹt mũi, hắt hơi, ho…
 
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 1 củ gừng tươi đem rửa sạch, để ráo rồi thái lát
  • Cho gừng vào ấm giữ nhiệt, thêm 200ml nước sôi vào hãm khoảng 15 phút
  • Sau đó thêm vào 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Khuấy đều và uống khi trà còn ấm
  • Có thể ăn vài ba lát gừng để nâng cao hiệu quả điều trị
ngứa họng uống thuốc gì
Trà gừng mật ong là bài thuốc rất được ưa chuộng trong dân gian

Dùng lá hẹ 

Hẹ cũng thường được dùng để chữa ho ngứa cổ họng và các bệnh về đường hô hấp. Theo các nghiên cứu dược lý hiện đại, một số hoạt chất như Sunfit, Odorin, Allicin trong lá hẹ có tác dụng kháng sinh tự nhiên mạnh mẽ. Đặc biệt là hoạt chất Saponin từ thảo dược này giúp cải thiện chứng ho và làm loãng dịch đờm rất tốt. Một số thành phần potassium, vitamin A, vitamin C, sắt… lại giúp nâng cao khả năng đề kháng cho cơ thể.
 
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị 200g lá hẹ tươi và 50g đường phèn
  • Lá hẹ đem ngâm nước muối loãng 5 phút rồi rửa lại nhiều lần
  • Cắt lá hẹ ra thành từng khúc ngắn rồi cho vào bát
  • Đập nhỏ đường phèn cho vào bát rồi đem đi chưng cách thủy 15 – 20 phút
  • Chắt lấy nước cốt, người lớn uống 3 lần/ngày, trẻ nhỏ nên dùng 2 lần/ngày

>> Xem thêm Tại sao viêm đường hô hấp trên ở trẻ em rất phổ biến và nguy hiểm?

ngứa họng uống thuốc gì
Lá hẹ hấp đường phèn giúp giảm ngứa họng hiệu quả

Nước ép củ cải trắng 

Củ cải trắng cũng là một nguyên liệu tự nhiên lành tính có thể sử dụng để khắc phục tình trạng ho ngứa cổ họng do dùng điều hòa. Nguyên liệu này có vị ngọt hơi cay và tính bình với tác dụng nhuận phế, tiêu đờm, giảm ho và kiện tỳ tiêu thực.
 
Ngoài ra, củ cải trắng còn chứa nhiều thành phần protein, kali, vitamin C, vitamin B3, photpho, sắt, magie… giúp nâng cao sức đề kháng. 
 
Cách thực hiện:
  • Chuẩn bị nửa củ cải trắng cùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất
  • Củ cải trắng đem rửa sạch rồi cắt thành từng miếng nhỏ
  • Sau đó giã nhuyễn hoặc cho vào máy xay nhuyễn
  • Vắt lấy nước cốt rồi trộn đều với mật ong nguyên chất
  • Chia đều lượng nước thuốc thu được làm 2 – 3 lần uống trong ngày
ngứa họng uống thuốc gì
Nước ép củ cải trắng có vị ngọt hơi cay

2. Dùng thuốc Tây điều trị ho 

Một số loại thuốc thường được kê gồm:
  • Thuốc kháng sinh: Với nhiều nhóm khác nhau có công dụng trong việc điều trị viêm họng, ngứa họng do vi khuẩn.
  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Như aspirin và paracetamol
  • Thuốc kháng viêm NSAID: Thuốc được sử dụng để làm giảm triệu chứng nóng, đỏ và sưng tấy ở vòm họng. Hai loại thuốc phổ biến là Diclofenac và Ibuprofen.
  • Thuốc kháng viêm corticoid: Được sử dụng trong trường hợp viêm họng chuyển sang mức độ nặng. 
  • Thuốc chống viêm giảm phù nề nhóm Enzyme: Còn được gọi là các men có đặc tính chống viêm, giảm phù nề, làm tan đờm…

>> Xem thêm Phân tích nguyên nhân gây đau họng nhưng không ho và cách điều trị

ngứa họng uống thuốc gì
Nhiều loại thuốc Tây giúp giảm ho, viêm họng do điều hòa
 
DS. Hải Nguyên
Theo Giáo dục & Cuộc sống/ Giáo dục & Thời đại