CẢNH BÁO CÁC BỆNH NGUY HIỂM KHI CƠ THỂ BỊ THIẾU CANXI VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG

CẢNH BÁO CÁC BỆNH NGUY HIỂM KHI CƠ THỂ BỊ THIẾU CANXI VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG

CẢNH BÁO CÁC BỆNH NGUY HIỂM KHI CƠ THỂ BỊ THIẾU CANXI VÀ CÁC BIỆN PHÁP GIÚP NGĂN NGỪA CÁC BỆNH VỀ XƯƠNG

08:43 - 12/05/2022

Canxi được xem là “chìa khóa” then chốt cho sức khỏe xương. Đây là dưỡng chất quan trọng hàng đầu nếu muốn có hệ xương chắc khỏe và là điều kiện để xương phát triển toàn diện. Cùng tìm hiểu về những ảnh hưởng của Canxi với sức khỏe xương và biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh về xương qua bài viết sau.

Lý do khiến trẻ bị ho kéo dài, chữa nhiều vẫn không khỏi
5 thói quen ăn sáng làm chậm quá trình lão hóa
10 CÁCH TĂNG CHIỀU CAO Ở TUỔI 14 HIỆU QUẢ CHO CẢ NAM VÀ NỮ
5 cách tự nhiên tăng cường sức khỏe trí não
8 chỉ số liên quan đến sức khỏe mà ai cũng nên biết

CÁC BIỂU HIỆN CỦA THIẾU CANXI TRONG CƠ THỂ

1. Tê bì chân tay, Chuột rút ( Vọp bẻ)

Đây là một trong những triệu chứng ban đầu của thiếu canxi. Tê bì các đầu ngón chân, tay, đau cơ bắp, đặc biệt là đùi, cánh tay, nách. Hiện tượng chuột rút hay xảy ra vào ban đêm, ngoài ra có trường hợp bị cả trong khi di chuyển hay khi đi bộ.

2. Mất ngủ:

Đây cũng là một dấu hiệu quan trọng của sự thiếu hụt canxi. Trong một số trường hợp, người thiếu canxi vẫn ngủ nhưng giấc ngủ không đủ sâu, thức dậy vẫn thấy mệt mỏi.

3. Móng tay, răng yếu và dễ gãy

Móng tay cũng yêu cầu có đủ lượng canxi để mọc khỏe và không bị giòn. Móng tay yếu và dễ gãy cũng là biểu hiện của sự thiếu canxi trong cơ thể.

4. Mật độ canxi trong xương thấp:

Điều này có thể dẫn đến gãy xương dễ dàng, đau nhức cơ bắp và co thắt, và có thể dẫn đến bệnh còi xương ở trẻ em và loãng xương ở người trưởng thành.

5. Vấn đề về thần kinh:

Bởi vì lượng canxi kết hợp với magiê và vitamin D có tác dụng điều chỉnh các xung điện của cơ thể, giảm các cơn co giật cơ và co thắt có thể xảy ra nếu cơ thể ở mức độ canxi không phù hợp.
Khi bị chuột rút nếu sờ vào sẽ thấy cơ bị co cứng thành một cục và chân hoặc tay bị đau không thể cử động được trong một khoảng thời gian mấy giây hoặc một vài phút, đôi khi lâu hơn, nhưng sau đó triệu chứng ê đau hết hoặc có thể kéo dài cả ngày hay vài ngày. Đa số các trường hợp chuột rút là lành tính và là triệu chứng đơn độc. Nếu chuột rút đi kèm các triệu chứng khác như ăn nhiều, thèm ngọt, uống nhiều, tiểu nhiều, mệt mỏi, sợ lạnh, tăng cân cần đến cơ sở y tế đủ điều kiện để khám bệnh, không nên chủ quan, đề phòng có bệnh tiềm ẩn như nghẽn động mạch chân, biến chứng của bệnh đái tháo đường.

NHỮNG BỆNH LÝ GÂY RA DO THIẾU CANXI:

   1. Đối với người lớn: Người lớn bị thiếu Canxi có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như

Loãng xương

Canxi được huy động ở xương ra để đảm bảo hoạt động của cơ thể và nồng độ Canxi trong máu. Nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra bệnh loãng xương do mật độ Canxi suy giảm. Cấu trúc xương trở nên rỗng hơn, xốp, giòn và dễ bị gãy.

Hạ canxi máu:

Người bệnh có thể bị, chuột rút, hoa mắt, chóng mặt đặc biệt là mỗi khi thay đổi tư thế do canxi không được cung cấp đủ vào máu để thực hiện các hoạt động, phản ứng trong cơ thể. Canxi trong máu thiếu làm cho hàng loạt các chức năng về thần kinh, phản xạ cơ bắp, nhịp tim… bị rối loạn, thay đổi.
 Đặc biệt mỗi khi bị hạ canxi máu, cơ thể sẽ tự động rút canxi ở xương để duy trì mức canxi trong máu.

Viêm loét đường tiêu hóa

Thiếu Canxi có thể kích thích acid dạ dày tăng tiết bất thường. Khi nồng độ acid quá cao sẽ gây ra tổn thương trên niêm mạc dạ dày. Acid nếu bị trào ngược lên thực quản hoặc theo thức ăn xuống dưới tá tràng, đường ruột cũng có thể gây viêm loét tại đây.
Do vậy, để đảm bảo các bệnh viêm loét đường tiêu hóa không bị tái phát, người bệnh cần chắc chắn rằng cơ thể của mình được bổ sung đầy đủ Canxi.

Suy nhược thần kinh

Canxi là khoáng chất đóng vai trò quan trọng trong quá trình dẫn truyền của xung động thần kinh. Khi cơ thể thiếu Canxi, hoạt động dẫn truyền của hệ thần kinh sẽ gặp nhiều trở ngại khiến người bệnh dễ căng thẳng thần kinh, trí nhớ giảm sút, dễ cáu gắt, thần kinh suy nhược.

Bệnh tim

Hoạt động co bóp của tim được điều khiển bởi Canxi trong máu. Các nghiên cứu cho thấy, khi Canxi di chuyển vào trong tế bào cơ tim, nó kích thích co bóp và tạo ra sự hưng phấn cho van tim.
Khi nồng độ Canxi ổn định, hoạt động này diễn ra nhịp nhàng và nhịp tim được duy trì một cách ổn định. Tuy nhiên, khi Canxi trong máu thấp, lượng Canxi cung cấp cho hoạt động co bóp của tim không đủ sẽ dẫn đến nhịp tim bị giảm, gây rối loạn nhịp tim.

Ung thư

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu canxi có thể dẫn đến ung thư ruột hoặc trực tràng và làm tăng nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt. Bổ sung canxi hoặc thực hiện chế độ ăn nhiều canxi có thể ngăn ngừa tình trạng này

 

  2. Đối với trẻ em:

Ở trẻ nhỏ, Canxi là chất khoáng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ của bé. Trẻ bị thiếu Canxi có thể mắc phải các bệnh lý nguy hiểm như:

Còi xương

Canxi là thành phần chính trong cấu trúc của xương. Giai đoạn đầu đời là thời gian để bé có những phát triển mạnh mẽ về khung xương. Vậy nên, nếu không được cấp đủ Canxi, hiện tượng Canxi hóa các đầu sụn và xương non sẽ diễn ra sớm và nhanh hơn bình thường. Hệ quả là khung xương của trẻ không được phát triển tối đa gây ra tình trạng thấp còi, nhỏ con so với các bạn cùng trang lứa.

Suy dinh dưỡng

Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng: Trong cơ thể, Canxi có vai trò liên kết với một số Enzyme để tham gia vào quá trình phân giải một số loại thực phẩm khi vào cơ thể. Thiếu Canxi cơ thể sẽ không hấp thu được một số loại dinh dưỡng cần thiết làm trẻ có thể bị suy dinh dưỡng.

Biến dạng xương

Khung xương đóng vai trò quan trọng như một giá đỡ toàn bộ cơ thể trong đó các xương chân và cột sống đóng vai trò nâng đỡ toàn bộ trọng lượng cơ thể. Do vậy, các xương này thường có cấu trúc to và rất chắc chắn cũng như là nơi tích lũy lượng Canxi lớn nhất của cơ thể. Trong giai đoạn phát triển về khung xương, nếu trẻ không được cung cấp đủ Canxi, các xương này sẽ yếu và có thể biến dạng trong quá trình tập đi, nô đùa hoặc mang vác các vật… Vì vậy, những trẻ bị thiếu Canxi có nguy cơ cao mắc phải một số bệnh lý liên quan đến biến dạng xương như chân vòng kiềng, chân chữ X, cong, vẹo cột sống…

Rối loạn hệ thần kinh

Canxi có vai trò quan trọng trong hoạt động truyền dẫn thần kinh của cơ thể. Khi cơ thể thiếu hụt Canxi, các xung động thần kinh có thể bị ức chế gây ra tình trạng hưng phấn hoặc căng thẳng quá mức ở trẻ nhỏ.

Rối loạn giấc ngủ 

Do xung động thần kinh không ổn định, vỏ não luôn trong trạng thái hưng phấn nên trẻ rất khó để đi vào giấc ngủ. Con thường gặp phải tình trạng khó ngủ, ngủ không ngon, hay quấy khóc đêm, giật mình khi ngủ.

Hệ miễn dịch suy yếu

Canxi là thành phần đầu tiên phát hiện ra những yếu tố lạ xâm nhập vào cơ thể và thông báo kích hoạt hệ miễn dịch hoạt động để tiêu diệt vi khuẩn. Thiếu Canxi khiến chức năng miễn dịch giảm sút khiến trẻ dễ mắc phải các bệnh theo mùa, dễ ốm vặt.

Mối liên hệ giữa Canxi và bệnh loãng xương

Loãng xương là căn bệnh đặc trưng bởi tình trạng mất khối lượng xương. Nguyên nhân chính dẫn đến loãng xương là do xương suy yếu, gãy xương. Loãng xương theo thời gian sẽ kéo theo các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe, hạn chế khả năng vận động. 

Những người bị loãng xương khó hồi phục sau khi bị té ngã, thường xảy ra ở phụ nữ từ 60 tuổi trở lên, thời điểm loãng xương ở nam giới thường muộn hơn 5 - 10 năm. Tuy nhiên, loãng xương hoàn toàn có thể phòng ngừa được, một trong những phương pháp cơ bản chính là bổ sung đủ Canxi trong chế độ ăn uống hằng ngày.

Nhu cầu Canxi được khuyến nghị theo độ tuổi:

  • 6 tháng đầu tiên: 200 mg/ngày

  • 6 - 12 tháng: 260 mg/ngày

  • 1 - 3 tuổi: 700 mg/ngày

  • 4 - 8 tuổi: 1000 mg/ngày

  • 9 - 18 tuổi: 1300 mg/ngày

  • Sau 18 tuổi: 1000 mg/ngày

Trong đó độ tuổi 51 - 70 tuổi ở phụ nữ là giai đoạn dễ loãng xương nhất, lượng Canxi được khuyến nghị là 1200 mg/ngày.

Mẹo bổ sung thực phẩm giàu Canxi cho cơ thể

  • Chọn cải xoăn, cải xanh, củ cải, bông cải xanh, bắp cải… thêm vào món soup, hầm, hoặc món xào. Thêm gia vị với tỏi, húng quế, cỏ xạ hương, hương thảo… để tăng dinh dưỡng.

  • Ăn salad với các loại rau có màu xanh đậm.

  • Thêm khẩu phần rau vào bữa ăn hằng ngày với măng tây, đậu Hà Lan, bông cải xanh, bắp cải, đậu bắp…

  • Ăn salad hoặc sandwich cùng cá đóng hộp (cá hồi, cá mòi, cá ngừ…)

  • Bổ sung các loại đậu trong món hầm, soup như đậu phụ, đậu đen, đậu đỏ…

  • Ăn sáng với yến mạch.

  • Ăn nhẹ với các loại hạt như hạt vừng, hạnh nhân…

thực phẩm giàu canxi
Bổ sung Canxi với thực phẩm là phương pháp tối ưu nhất

Các dưỡng chất bổ trợ Canxi giúp xương khỏe mạnh

Để xương hoàn toàn khỏe mạnh và ngăn ngừa loãng xương, chỉ bổ sung Canxi là không đủ. Một số chất dinh dưỡng quan trọng khác giúp cơ thể hấp thụ Canxi và tận dụng lượng Canxi tiêu thụ như:

Magie

Magie tham gia vào quá trình hấp thụ và giữ lại Canxi để xây dựng và củng cố hệ xương, ngăn ngừa loãng xương. Trên thực tế, cơ thể chúng ta không tự lưu trữ Magie nên bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng Magie cần thiết hằng ngày. Lượng Magie được khuyến nghị cho nam là 400 – 420 mg/ngày và với nữ là 310 – 320 mg/ngày.

Magie có nhiều trong các loại hạt như bí ngô, vừng, hạt lanh, hướng dương, đặc biệt là hạnh nhân, hạt điều. Bạn cũng có thể bổ sung Magie bằng ngũ cốc nguyên hạt, hải sản, các loại đậu, rau xanh (bina, cải, bí, củ cải, bông cải xanh, dưa leo, cần tây). Đồng thời, hãy hạn chế rượu và đường bởi 2 loại này có khả năng tăng sự bài tiết Magie.

Vitamin D

Vitamin D là chất dinh dưỡng quan trọng có tác dụng hỗ trợ cơ thể hấp thụ Canxi và điều chỉnh lượng Canxi trong máu. Thậm chí theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung Canxi sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự xuất hiện của vitamin D. Nhu cầu vitamin D theo độ tuổi như sau:

  • Trẻ sơ sinh – 1 tuổi: 400 IU/ngày

  • 1 – 18 tuổi: 600 – 1000 IU/ngày

  • Trên 18 tuổi: 600 – 800 IU/ngày

Có 2 cách bổ sung vitamin D cho cơ thể:

  • Tổng hợp vitamin D dưới da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (thông qua cơ chế bức xạ tia cực tím UVB).

  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin D vào chế độ ăn uống như: Trứng, pho-mát, ngũ cốc, bơ, cá, tôm, hàu…

tiếp xúc ánh năng bổ sung vitamin d
Tập luyện dưới ánh nắng mặt trời giúp bạn tổng hợp vitamin D đáng kể

Photpho

Photpho kết hợp với Canxi để tái tạo xương mới, giúp phát triển chiều cao và nâng cao sức khỏe xương. Tuy nhiên, việc bổ sung Photpho cần được tính toán hợp lý bởi nếu cung cấp quá nhiều Photpho sẽ khiến cơ thể hấp thụ ít Canxi hơn, thậm chí gây nguy hại. Nhu cầu Photpho hằng ngày vào khoảng 700 mg/ngày. Nguồn cung cấp Photpho lý tưởng đến từ một số loại cá (cá tuyết, cá hồi, cá ngừ), thịt heo, thịt gia cầm, đậu lăng, các loại hạt và ngũ cốc nguyên hạt.

Vitamin K

Vitamin K hỗ trợ điều chỉnh lượng Canxi trong cơ thể và hình thành khung xương chắc khỏe. Đàn ông trưởng thành cần 120 mg/ngày, phụ nữ cần 90 mg/ngày. Bạn có thể đáp ứng lượng vitamin K khuyến nghị hằng ngày bằng các thực phẩm như bông cải xanh, rau bina, cải thìa, cải xoăn, gan bò, thịt gà, kiwi, quả bơ, đậu xanh…

Vitamin C và B12

Tiêu thụ các thực phẩm giàu vitamin C giúp ngăn ngừa khả năng mất xương. Các thực phẩm giàu vitamin C có thể kể đến: Trái cây họ cam quýt (cam, bưởi, quýt…), dâu tây, xoài, kiwi, ớt chuông xanh… Ngoài ra vitamin B12 cũng tác động đến mật độ xương và loãng xương. Bạn có thể bổ sung vitamin B12 thông qua cá hồi, cá tuyết, cá ngừ, sữa chua, trứng, phô mai…

Phương pháp duy trì xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương

Ngoài việc bổ sung Canxi bằng thực phẩm trong chế độ ăn uống hằng ngày, bạn cũng có thể đảm bảo nhu cầu Canxi và giảm thiểu lượng Canxi mất đi với các bí quyết sau:

Giảm lượng muối nạp vào cơ thể: Chế độ ăn quá nhiều muối làm giảm Canxi, tăng khả năng phân hủy xương. Hãy hạn chế ăn thực phẩm chế biến sẵn, thức ăn nhanh vì chúng thường chứa nhiều natri. Đôi khi, bạn có thể thay muối bằng các loại thảo mộc và gia vị khác để tăng hương vị món ăn.

hạn chế ăn mặn để xương chắc khỏe
Hạn chế ăn mặn để tránh ảnh hưởng tới hiệu quả hấp thụ Canxi

  • Hạn chế tiêu thụ caffeine: Uống nhiều hơn 2 ly cà phê mỗi ngày sẽ làm giảm Canxi, gây ra các tình trạng tổn thương ở xương. Hãy giảm bớt lượng caffeine trong ngày hoặc kết hợp với một số nguyên liệu khác để giảm nồng độ caffeine trong thức uống.
  • Hạn chế uống rượu bia: Chất cồn trong rượu bia ức chế khả năng hấp thụ Canxi và phá vỡ sự cân bằng Canxi trong cơ thể. Nếu muốn xương chắc khỏe, bạn không nên sử dụng các chất kích thích này.
  • Hạn chế nước ngọt: Để cân bằng lượng Phốt-phát trong nước ngọt, cơ thể sẽ lấy Canxi từ xương, sau đó nhanh chóng đào thải Canxi ra ngoài. Do vậy, hãy chọn các loại thức uống dinh dưỡng khác thay thế nước ngọt có ga.
  • Tập thể dục: Thói quen vận động giúp xây dựng và duy trì xương chắc khỏe. Các hoạt động thể dục, thể thao như đi bộ, chạy bộ, tập yoga, gym, chơi cầu lông/bóng chuyền/bóng rổ/bơi lội… là điều kiện để xương được rèn luyện và phát triển tốt.

Lưu ý khi bổ sung Canxi

  • Mặc dù thực phẩm là nguồn cung cấp Canxi tốt nhất, thế nhưng bạn vẫn có thể bù đắp sự thiếu hụt Canxi bằng các chất bổ sung với hàm lượng phù hợp với thể trạng. Canxi citrate là hợp chất Canxi có khả năng hấp thụ cao hơn Canxi ascorbate và Canxi cacbonat. Một số lưu ý khi sử dụng sản phẩm hỗ trợ bổ sung Canxi:
  • Không bổ sung nhiều hơn 500 mg Canxi mỗi lần: Cơ thể bạn chỉ có thể hấp thụ một lượng Canxi nhất định tại một thời điểm, do đó tốt nhất bạn nên tiêu thụ Canxi với liều lượng nhỏ trong ngày.
  • Không bổ sung nhiều hơn lượng Canxi khuyến nghị cho nhóm tuổi hiện tại: Hãy tính đến lượng Canxi bạn nhận được từ thực phẩm, sau đó bổ sung thêm một lượng vừa đủ.
  • Bổ sung Canxi bằng thực phẩm là chính: Tất cả các dạng Canxi bổ sung đều được hấp thụ tốt nhất khi kết hợp với chế độ ăn khoa học.
  • Chọn sản phẩm bổ sung đảm bảo sự tinh khiết: Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên bạn chọn sản phẩm bổ sung Canxi có chứng nhận về sự tinh khiết, tránh các chất bổ sung làm từ vỏ hàu chưa tinh chế, bột xương… vì chúng có thể chứa hàm lượng chì cao hoặc các loại kim loại độc hại khác.
  • Kiểm tra tác dụng phụ: Việc bổ sung Canxi dễ gây ra tác dụng phụ như tăng axit, đầy hơi và táo bón, Để hạn chế tác dụng phụ, bạn có thể chọn dạng Canxi dễ hấp thụ như Nano Canxi (loại Canxi có kích thước siêu nhỏ), kết hợp ăn các thực phẩm giàu chất xơ…
  • Kiểm tra các phản ứng có thể xảy ra: Sản phẩm bổ sung Canxi, Magie, Vitamin K có thể bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc, vitamin tổng hợp mà bạn đang sử dụng như thuốc điều trị tim, lợi tiểu, thuốc kháng axit, thuốc chống đông máu… Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để có lời khuyên chính xác trong việc lựa chọn sản phẩm tối ưu.
  • Áp dụng chế độ bổ sung Canxi giúp bạn đảm bảo sức khỏe xương, đồng thời tạo điều kiện để xương phát triển tốt. Để Canxi phát huy đúng giá trị nuôi dưỡng xương, bạn cần duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnh, chú ý bổ sung đồng thời với các dưỡng chất bổ trợ khác. 
 
 

Ngoài ra bạn có thể sử dụng thực phẩm chức năng Calci Bone-focus để đẩy nhanh quá trình phục hồi xương và cung cấp các dưỡng chất kịp thời cho xương chắc khỏe.Thông tin về sản phẩm bạn có thể tham khảo bên dưới đây: